Hoàng Hải Thủy.
Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Một
người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau
Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là
Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn,
Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.
Không
phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã
khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975
người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản,
người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang
tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ
thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc
nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất
tích.
Nữ
nghệ sĩ Hồ Ðiệp đi vượt biên đêm nào, tháng nào, năm nào? Chắc chỉ có
thân nhân của bà được biết. Nữ nghệ sĩ đi và mất tích. Thân
xác Hồ Ðiệp từ lâu rồi nằm dươi đáy biển Ðông. Sáng nay, một sáng Tháng
Bẩy ở Xứ Người, tôi trái tim sầu muộn, tưởng nhớ những văn nghệ sĩ Sài
Gòn đã giã từ dương thế kể từ sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75. Người
Thứ Nhất tôi tưởng nhớ hôm nay là Nữ Nghệ
Sĩ Hồ Ðiệp.
Năm
1960 yên bình trong một cuộc họp mặt của một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn,
có Vũ Hoàng Chương, Hồ Ðiệp, Mặc Thu. Trước năm 1954, ở Hà
Nội, Nhà Văn Mặc Thu viết hai tác phẩm “Gang Thép Ðợi Chờ” và “Bát Cơm, Bát Máu.” Thi bá Vũ Hoàng Chương làm hai câu Thơ tặng Hồ Ðiệp, Mặc Thu;
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Hôm nay 50 năm sau buổi chiều xưa Thi bá làm hai câu “Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ..,”
tôi, kẻ mất nước sống buồn những
ngày thừa ở xứ người, tôi, cánh bướm già sống sót qua cuộc mưa cầm, gió
bắt dài đến 20 mùa lá đổ ở Sài Gòn, tôi không có thép, có gang gì cả mà
nếu có thì cũng không thép đợi, gang chờ mà thép mòn, gang rỉ, nhớ
những ngày xưa và những người nay không còn nữa,
cảm khái tôi tiếp hai câu của Thi bá, làm thành:
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Ðiệp bay ra biển sương mù,
Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Ðiệp bay ra biển sương mù,
Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!
—–
Lê Xuyên Chú Tư Cầu
Giữa Sài Gòn dâu biển tang thương
Vỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Vỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết
được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau
năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè
đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú
Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002. Ảnh chụp khoảng một năm
trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.
—–
Vô đề, Vô danh, Vô lọai
Vạc bay rã cánh cuối trời
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.
Ðá buồn, biển nhớ mịt mùng
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.
Ðá buồn, biển nhớ mịt mùng
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!
.
.
.
.
.
—–
VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,
Trần ai nào lấm được trời mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Cười vang một tiếng, tan tinh đẩu
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,
Trần ai nào lấm được trời mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Cười vang một tiếng, tan tinh đẩu
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội,
Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.
.
.
—–
Bùi Giáng
Lá cồn hay lá hoa cồn?
Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.
Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.
Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.
Em về rũ yếm mù sương
Ngàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.
Mân-rô ơi, có đêm nào
Mồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.
Lá cồn hoa cũng lên cồn
Mười hai con mắt liên tồn mười hai.
Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.
Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.
Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.
Em về rũ yếm mù sương
Ngàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.
Mân-rô ơi, có đêm nào
Mồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.
Lá cồn hoa cũng lên cồn
Mười hai con mắt liên tồn mười hai.
Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong
nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOA CỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi
sĩ kể trong một đêm mà:
Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…
Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!
Một
trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và
tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau
khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe
đến đái trên mồ ông.
Năm
1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu
thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không
nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ
hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv..
Trong truyện ông cho nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần
những tiếng“liên tồn, tồn liên.” Truyện
của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:
Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.
Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:
– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.
Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975.
Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000:
Chuyện Chiêm bao,
Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
Phù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
Phù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Ðêm nằm thao thức tới bình minh
Nửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.
Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
Ậm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Nửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.
Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
Ậm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Gặp Em
Gặp Em ngồi tựa gốc cây
Hỏi Em có biết chiều nay mấy giờ
Mưa nguồn đổ xuống trang thơ
Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
Hỏi Em có biết chiều nay mấy giờ
Mưa nguồn đổ xuống trang thơ
Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
—–
NGUYỄN MẠNH CÔN
Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,
Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.
Sông Rây nước chẩy, mây trôi.
Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.
Sông Rây nước chẩy, mây trôi.
Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng,
Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976
ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ
Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu.
Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước,
Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.
Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:
Bao giờ Rừng Thác hết cây
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
Cùng
sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Công ở Trại Tù Xuyên Mộc
những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường.
Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe
câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.
Bao giờ Rừng Thác hết cây,
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
—–
Dương Hùng Cường
Chém cha bọn Cộng trâu bò
Cà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.
Phi trường đèn tắt, điện lu
Lái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Cà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.
Phi trường đèn tắt, điện lu
Lái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG.
Là sĩ quan, Dương Hùng Cường
đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung
Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ
Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông
làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.
Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm
1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm.
Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn
gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh, rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác
Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không
cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù
đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.
Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân
ở những phi trường quân sự.
Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.
—–
Đạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC
Người Tình mất hết chân tay
Trái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.
Sài Gòn Bến Cũ mù sương
Nhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Trái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.
Sài Gòn Bến Cũ mù sương
Nhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Hoàng
Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù
những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan
đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai
phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.
Vào
lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần
cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện
những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt
căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe
tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài
của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.
Tôi
nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba,
bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường
Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy
Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe
Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe
anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai
chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.
Tôi
nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952
trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa
ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.
—–
Nhà văn HIẾU CHÂN NGUYỄN HOẠT
Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ Bái
Chí Hòa lao ngục thở hơi tàn.
La Khê Công Tử Hiếu Chân
Nói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Chí Hòa lao ngục thở hơi tàn.
La Khê Công Tử Hiếu Chân
Nói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ
Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên
Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương
Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở
Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.
Quê
ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm
anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là
học trò của anh.
—–
Phạm Thiên Thư
Ai về hỏi Phạm Thiên Thư
Ngày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?
Ðộng Hoa Vàng có tên nhau
Sao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?
Hẹn nhau tròn cuộc nhau này
Sao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?
Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,
Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Ngày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?
Ðộng Hoa Vàng có tên nhau
Sao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?
Hẹn nhau tròn cuộc nhau này
Sao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?
Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,
Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Những
năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông
làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong
chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.
No comments:
Post a Comment