Saturday, March 9, 2024

Đọc XUÂN VẪN THA HƯƠNG

 



Đọc lại bài thơ dài trăm câu một vần của Nguyễn Bính từ hôm rằm tháng Giêng đến giờ vẫn “cảm quân triền miên ý”
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu Đem chi xuân lại gợi thêm sầu? . Cứ thế hàng năm mỗi mùa Xuân tha hương tôi lại nặng lòng ly khách. Xưa Nguyễn Bính chỉ mới xa quê xứ Bắc lưu lạc vào Nam, cũng cùng trên một đất nước, mà nỗi buồn tha hương đã thống thiết đến độ trải tâm sự qua hai bài thơ dài Xuân Tha Hương và Xuân Vẫn Tha Hương dằng dặc nỗi niềm.
“Chén rượu tha hương trời: đắng lắm!
Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông.” (Nguyễn Bính - Xuân tha hương – Huế 1942)
Ấy là nhà thơ chỉ xa quê hơn 600 cây số đường Nam Bắc. Đâu như chúng ta, tha hương qua nửa vòng trái đất thì nỗi quan hoài mang mể biết bao. Niềm tư hương laị day dứt trong lòng người xa xứ mỗi khi Xuân về Tết đến “Bây giờ cố quận tên là chiêm bao”
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ mà đau đớn lòng
Một sớm ranh rang ngồi đọc lại bài thơ dài Xuân Vẫn Tha Hương của Nguyễn Bính mà cảm hoài liên ý viết nối thêm đôi vần
Mời quý bạn cùng đọc :
XUÂN VẪN THA HƯƠNG
Bốn bể vẫn chưa yên sóng gió;
Xuân này em chị vẫn tha hương,
Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,
Son sắt say hoài rượu bốn phương.
Em đi non nước xa khơi quá!
Mỗi độ xuân về bao nhớ thương;
Mỗi độ xuân về em lại thấy,
Buồn như tên lính ở biên cương.
Thời chưa gặp đỏ, nằm xuông mãi;
Xuông cả ân tình rượu cũng xuông.
Trước mặt bút nghiên, sầu tịch mịch,
Quanh mình chăn chiếu rộn tang thương.
Một thân quán trọ sầu phong tỏa.
Đốt ngọn đèn lên, bóng rợn tường.
Đêm ba mươi Tết quê người cũng,
Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương.
Chị ạ, em không người nước Sở
Nhớ nhà đâu mượn địch Trương Lương.
Đất khách tình dâng hoà mắt lệ,
Ôi nhà! Ôi chị! Ôi quê hương!
Từ em lưu lạc ngoài muôn dặm,
Một đoạn đường đi một đoạn trường.
Cửa quan chẳng mở, đầu Viên bạc;
Tri kỷ không ai, mắt Tịch cuồng.
Thôn dã từng quen mùi đạm bạc,
Thị thành thêm chán miếng cao lương.
Vụng tính bỏ rơi đi hạnh phúc,
Xảy ra đánh vỡ mất thiên đường.
Trăm ván cờ cao, trăm ván bại,
Nước người thêm thẹn tiếng mang chuông.
Trò đời cúi mặt xem thiên hạ,
Thực đáng cười thay, thực đáng thương!
Trọc phú ti toe bàn thế sự;
Đĩ già tấp tểnh nói văn chương.
Đã coi đồng bạc như non Thái,
Lại học đòi theo thói Mạnh Thường.
Lẳng lơ đi võng, đi tàn cả;
Gái chính chuyên kia đứng vệ đường.
Đất đổi hoa màu, nhà đổi chủ,
Trâu quên mục tử, ngựa quên chuồng.
Thay đen đổi trắng bao canh bạc;
Vẽ nhọ, đen râu mấy lớp tuồng.
Trói vo hồn lại ba đồng bạc,
Bán rẻ đời đi nửa đấu lương.
Chao ôi! Giả dối, ôi mai mỉa!
Sống chật phồn hoa một lũ Mường.
Chị ơi, tất cả là vô nghĩa,
Chả nhiễu điều nào phủ giá gương.
Tay trắng bạn bè đều tránh mặt;
Sa cơ thân thích cũng khinh thường.
Sông lạnh thấy đâu người gọi gió;
Trăng tà tìm mãi kẻ mài gươm.
Áo xanh bạc nửa màu sương gió,
Xót kẻ ăn nằm trong gió sương.
Đầy vơi tâm sự cùng ai tỏ,
Mộng lạnh đêm xưa, chiếu lạnh giường.
Quê nhà gối chiếc, thôi rồi kẻ,
Chia nửa vầng trăng với dặm trường.
Son phấn hững hờ niềm sắt đá,
Sông hồ vò võ nỗi yên cương.
Chị ạ, duyên em mà chẳng đẹp,
Chỉ vì không đọc chuyện Tây Sương.
Người yêu buổi ấy lên xe cưới,
Cũng khóc cho tròn ý nhớ thương.
Khấp như xử nữ vu quy nhật.
Lệ có thành sông, chuyện cũng thường.
Trò đời chẳng hẹn nhau lần gặp;
Đập nát cho rồi nửa mảnh gương.
Duyên mới đẹp lòng người xử nữ;
Đầu sông ai nhớ cuối sông Tương.
Tàn lạnh lòng em từ buổi ấy,
Vơi tình thôi hết cả tơ vương.
Chị ở quê chồng, xuân có đẹp?
Con đò bến cũ có thê lương?
Nêu cao, pháo nổ, trầm thơm ngát.
Hoa bưởi, hoa cam rụng ngập vườn.
Mưa xuân rắc bụi quanh làng mạc,
Gái lịch, trai thanh chật phố phường.
Lá lộc hồ tơ, tay ngọc hái,
Sông hồ vò võ nỗi yên cương.
Nhưng dù Tết đẹp hay xuân đẹp,
Chắc chị chưa hề nguôi nhớ thương.
Người đi buổi ấy tàn hoa phượng,
Cõi Thục xa xôi mấy dặm trường.
Phong ba từ nổi trong đời chị,
Tóc rối xuân xanh, má nhạt hường.
Qua đò mấy độ sầu sông nước,
Dệt mộng bao lần tủi phấn hương.
Tháng hẹn chờ rơi cơn lá úa,
Đêm Tần đợi khuyết cái trăng xuông
Chỉ tổ tài cao, trời đất ghét,
Một thân oan khổ có trăm đường
Cuối thu mưa nát lòng dâu bể,
Ngày muộn, chuông đau chuyện đá vàng.
Em thường cầu nguyện thường van vái,
Một sớm thanh bình mặt đại dương.
Bao giờ em được về quê cũ,
Dâng chị bài thơ xuân cố hương.
NGUYỄN BÍNH
🔥🔥🔥
Bài thơ “trăm câu một vần” của Nguyễn Bính trùng điệp chữ như một trường ca ý thơ cuồn cuộn như nước chảy huê trôi, cảm tình liên ý chạy theo đến hụt hơi đuối sức. Cảm ơn người thơ xưa trong mùa Xuân Ly Hương thứ 44 trong đời.
(mnc họa nguyên vận )
XUÂN VẪN THA HƯƠNG
mnc
Thêm một mùa Xuân nơi đất khách
Mấy chục năm dài biệt cố hương
Tàn đông lòng chợt bâng khuâng quá
Xuân này thêm một Tết tha phương
Tám hướng mịt mờ mây viễn xứ
Quê nhà một góc vẫn hoài thương
Xuân về mỗi độ gây niềm nhớ
Và nỗi buồn như ngựa lỏng cương
Tâm viên ý mã … năm hồ hết
Một mình ngồi rót chén rượu xuông
Trời đã vào Xuân rồi lại Tết
Chập chùng hình bóng cũ nhớ thương
Quê người xuân vẫn tươi màu nắng
Vẫn thấy lạnh sao bốn bức tường
Hoa xuân vẫn nở khoe sắc thắm
Có kẻ phương này nhớ một phương
Phương nào cũng một màu mây trắng
Lòng buồn nên cũng thấy thê lương
Mây Tần kia ơi cho ta nhắn
Gửi nhớ thương về chốn cố hương
Rượu rót trầm ngâm không muốn nhắp
Vì nghe đã lạnh khúc hồ trường
Nghìn dặm quê nhà xa lăng lắc
Lòng chợt hoang mang đến phát cuồng
Đồng thiếp trong mơ về cố xứ
Gối chăn gác lạnh đến thê lương
Quá nửa đời người thân lưu lạc
Còn mong chi nữa cuối con đường
Khắp trời mờ mịt mây viễn xứ
Chùa đâu hoang lạnh một tiếng chuông
Chim Việt cành Nam sầu ly khách
Khắc khoải canh dài tiếng bi thương
Đêm trường chích bóng hồn du mục
Hóa thân theo bước Hạ Tri Chương
Hoang mang linh lạc về cố quận
Đất lẫn người nay rất lạ thường
Lưu Nguyễn ngày xưa chừng cũng vậy
Lạ mắt lạ tai đứng hỏi đường
Nửa thế kỷ dài người đông đúc
Nhìn ra rối mắt mắt lũ lộn chuồng
Đất chẳng sinh sôi nên đất hiếm
Người đông kẻ trọc đóng vai tuồng
Nghĩ buồn quay gót chân Từ Thức
Ngẫm đời như một giấc hoàng lương
Cố kinh chìm dưới màu mây xám
Dáo dác lao xao rặt mán mường
Một bước trần ai thôi đủ ngán
Đối bóng bạch đầu đứng trước gương
Lại nhớ Đặng Dung ôm quốc hận
Khúc Thuật hoài nghe quá dị thường
Thù nước chưa xong đầu đã bạc.
Dưới trăng mấy độ vẫn mài gươm
Nhớ lại biết bao người thuở trước
Một thời từng gối súng nằm sương
Sa cơ cũng lắm Trần Bình Trọng
Nam nhi há chết một góc giường
Kẻ sống không bằng người đã chết
Xương máu còn in hận chiến trường
Cơ đồ một sớm tan tành mộng
Ngựa hồng mỏi vó chốn biên cương
Thất thế mới ra thân ly khách
Khắc khoải đêm dài cuốc kêu sương
Đỗ vũ hoang mang hồn Thục Đế
Nghe ra tận tuyệt nỗi đau thương
Chim Việt ngựa Hồ càng cám cảnh
Buồn nỗi ly hương cũng khác thường
Ngoảnh về đất cũ bao năm nữa
Đêm dài lịch sử vẫn mờ gương
Quyền thần vẫn muôn năm trường trị
Lòng người hồ cũng nát như tương
Quan lại thời này như hổ báo
Lên voi thời tranh bá đồ vương
Xuống chó xin làm người tử tế
Khác nào gái đĩ phải hoàn lương
Xuân vẫn tha hương nơi đất khách
Tìm vui sân trước với sau vườn
Rượu bao lăm chén làm thơ nát
Sấp ngửa bàn tay cũng một phường
Ngô Việt một nhà ôn việc cũ
Thế nên mới có Việt Vô Cương
Loay loay Tề Sở không nên chuyện
Mất nước đến giở cũng đáng thương
Tết đến một mình khôn đọc sách
Cổ thư toàn những chuyện chiến trường
Người lính già bỗng dưng hoài cảm
Bâng khuâng lòng tiếc lục phai hưởng
Ừ nhỉ ! Xuân về! Xuân về thực,
Xuân tha hương Xuân vẫn tha hương
Buồn tìm trong ý thơ người trước
Nối vận là duyên họa thơ xuông
Thơ vụng nên ghép vần cũng vụng
Chén tỉnh chén say tưởng cuối đường
Thơ nát bên hồ trường đã cạn
Chiều nghiêng nghiêng xuống chiều đã vàng
Ngày xuân vọng tưởng về quê mẹ
Cách một phương trời cách đại dương
Chẳng biết sẽ còn bao lâu nữa
Hẹn một ngày về quy cố hương
mnc
Cuối tháng Giêng ta
-

Tuesday, March 5, 2024

MƯA XUÂN


Đầu tháng ba có những cơn mưa phùn nhẹ rơi trong đêm thanh vắng. Sáng ra, nhìn khoảng sân nhỏ ướt nước mà trong lòng bỗng dưng vui. Mưa tháng ba cho đất nở hoa.
Chồi thược dược mơ mòng thuỵ vũ
Đoá hải đường thức ngủ xuân tiêu 


 


Vườn tôi không có các loại hoa quý như câu thơ Cung Oán của Ôn Như Nguyễn Gia Thiều nhưng cũng có dăm ba loài hoa khoe sắc trong cơn mơ mòng thuỵ vũ đêm qua. Đào đã nở rộ hồng tươi trong nắng sớm, bụi sim đèo đẹt quanh năm cũng đã bung hoa tím trước nhà và vài loại “cỏ dại hoa hèn” khác cũng đã e ấp khoe sắc đây đó trong vườn, sau những giọt mưa xuân đêm đầu tháng ba rơi rắc trên đất lành đêm qua.
Đất cựa mình vạm vỡ.
Cảm ơn mưa đã rơi.
Cảm ơn hoa đã nở,
Cho đời thêm màu tươi.
(mnc)


Mưa xuân êm đềm nên ai ai cũng yêu, chẳng thế mà Nguyễn Bính đã cảm ý viết đến hai bài Mưa Xuân
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem.” (Mưa Xuân l) rồi
“ Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.” (Mưa Xuân ll)

Mưa Xuân là mưa lành, mưa dịu, mưa êm … hảo vũ, hỉ vũ … như trong thơ Đỗ Phủ 

Xuân dạ hỉ vũ 

Hảo vũ tri thì tiết,
Đương xuân nãi phát sinh.
Tuỳ phong tiềm nhập dạ,
Nhuận vật tế vô thanh.
Dã kính vân câu hắc,
Giang thuyền hoả độc minh.
Hiểu khan hồng thấp xứ,
Hoa trọng Cẩm Quan[1] thành.
Đỗ Phủ
(1) Cẩm Quan là Thành Đô
Đêm Xuân mừng mưa

Mưa lành theo thời tiết
Đương Xuân nhè nhẹ rơi
Theo gió về đêm tối
Vạn vật thêm tốt tươi
Đường quê đầy mây xám
Trên sông đèn chài soi
Sớm mai hồng một khoảnh
Đầy thành hoa nở tươi
(mnc dịch)

Mưa xuân đầu tháng ba
Ngày Giêng đã gần hết
Qua rồi một tháng Tết
Vẫn còn một mùa hoa

Thời gian sẽ thấm thoát qua …
Rồi cũng Nguyễn Bính
“Kể mùa đã hết mùa xuân
Kể năm đã hết một phần tư năm
Kể ngày, ngày đã gần trăm
Kể rằm, rằm đã ba rằm trăng trong.” (Hết tháng Ba)

mnc
4 tháng 3
2024



Monday, February 26, 2024

LAN MAN NHỮNG NÚI NHỮNG SÔNG

 


Khi tôi tìm lại những chiến công của tiền nhân trong lịch sử nước nhà dọc các miền đất nước, những núi những sông những tên đất, tên người  … đã góp phận tạo nên cẩm tú sơn hà. Từ Bắc vào Nam, từ Ải Nam Quan Chi Lăng đến


mũi Cà Mau. Ba con sông lớn, Hồng Hà nơi máu giặc phương Bắc còn đỏ sắc sông, Cửu Long chín cửa rồng bay những sông Tiền, sông Hậu những chi lưu  Nhật Tảo Rạch Gầm Xoài Mút vang dậy chiến công Nam Bắc thì dòng Hương Giang êm đềm lờ lững uốn quanh Hoàng thành nhà Nguyễn một thời, tượng trưng cho non nước miền Trung không dậy sóng như Lô Giang, Nhật Lệ không đớn đau chia cắt như sông Gianh, Bến Hải. Con sông Hương chỉ dậy mùi thơm trong các bài thơ là tâm điểm của thi ca nhạc họa của những tâm hồn nghệ sĩ. Sông Hương tự cổ chí kim thế nào! Sông Hương chừ răng: 

“Rằng thưa phố Huế bây giờ, Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương” (BG) 

Người thơ điên cũng nhận ra sông Hương như rứa thê! 

Người nghệ sĩ lãng du với cây đàn đi từ Bắc vào Nam lắng nghe tiếng những con sông ba miền, khi ngang qua  đất thần kinh “Quê hương em nghèo lắm ai ơi,:mùa đông thiếu áo hè thì thiếu ăn…:  đã nghe 

“Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than. 

Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu.

Hỡi hò, hỡi hò. 

….

Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi! … khiến đau thương thấm tràn, lấp Thuận An để lan biển khơi ơi hò ơi. (Phạm Đình Chương)


Nhớ lại năm xưa, có lần tôi ra xứ Huế. Bởi vì nghe Huế đẹp Huế thơ. Có dòng Hương Giang nước chảy lững lờ… 

Buổi sớm qua sông Hương không nhìn thấy dòng sông như  danh sĩ nổi loạn Cao Bá  Quát 

“Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền

Trường giang như kiếm lập thanh thiên 

( Muôn dãy non xanh ngát cánh đồng

Sông dài như kiếm dựng trời xanh.) 

Nhìn sông Hương như kiếm dựng thì chỉ có mỗi Cao Chu Thần mới thấy mà thôi. Không hề có một chiến công nào trên dòng Hương Giang vòng quanh Hoàng thành Huế thời vua chúa và ngược thời gian một chút khi Huế còn là Phú Xuân, kinh đô của nhà Nguyễn Tây Sơn ngắn ngủi trong lịch sử, sông Hương thoáng qua trong ngòi bút của danh sĩ Ngô Thì Nhậm 


Ức tích minh hương hội nhất đường,

Hương giang ngự tất hổ tiên đường.

Hoàng hoa tuế khiền truyền Kim mã.

Duệ táo thời bao phụng bảo chương.


Vua sáng tôi hiền xưa một đình

Hương giang ngự giá lối xe tiên

Xưa qua Kim Mã đường đi sứ,

Dâng tấm ngự chương bút ngợi khen


Về sau Nguyễn Du khi từ giã quê nhà Nghi Xuân, Hà Tĩnh vào Kinh mười năm lận đận quan trường, khi mùa thu đến ông viết bài thơ từ dòng Hương Giang nhớ về sông Lam quê cũ 


Thu chí 

Hương Giang nhất phiến nguyệt,

Kim cổ hứa đa sầu.

Vãng sự bi thanh trủng,

Tân thu đáo bạch đầu.

Hữu hình đồ dịch dịch

Vô bệnh cố câu câu.

Hồi thủ Lam Giang phố,

Nhàn tâm tạ bạch âu.

Nguyễn Du 

 

Mùa thu đến 

Một mảnh trăng sông Hương

Gợi nhớ bao sầu thương 

Chạnh lòng bên mộ cũ 

Tóc bạc đầu thu sương

Hữu thân nên hữu khổ 

Không bệnh mà còng lưng 

Sông Lam ngoảnh nhìn lại 

Như cánh bằng thung dung 

( mnc phỏng dịch)


Một bài thơ cổ nữa về dòng Hương qua thơ của vua 

Đệ thập nhất cảnh - Hương giang hiểu phiếm

Nhất phái uyên nguyên hộ đế thành

Thanh lưu sấn tảo nhạ lương sinh.

Ba bình xuân thuỷ lung yên sắc

Chu trục thần phong động lỗ thanh.

Thiên tửu vị can nhu ngạn thụ,

Sơn hoa do luyến kết vân anh.

Kỷ hồi hà yết Thương lang khúc,

Song khuyết phương thăng thuỵ nhật minh.

 Thiệu Trị 


Một dòng nước biếc bọc kinh thành

Sớm lạnh thuyền theo gợn nước xanh 

Sông nước vào Xuân mờ khói toả 

Mái chèo khua nhẹ vọng âm thanh

Đôi bờ cây cỏ mờ sương phủ 

Đỉnh núi lá hoa quyện gió lành 

Thuyền lướt êm theo dòng bất tận

Vầng dương lên đẹp cảnh như tranh 

mnc 

Lan man chỉ thấy một dòng Hương Giang muôn đời êm ả nên thơ … cho đến mùa Xuân Mậu Thân 1968. 

Mùa thu

3/11/2022

Friday, February 23, 2024

Đ Ấ T L Ề Q U Ê T H Ó I

Truyện ngắn HÀ THÚC SINH



“- Ông nói to quá ông Thanh ơi!. Ông cứ làm như chúng tôi đều điếc  cả ấy!”.

 Bà Thảo nói, trong khi ông Thanh ngả người ra sofa cười lớn: 

“- Tôi xin lỗi bà chị, đánh tôi què, chém tôi cụt, OK tuốt, nhưng bắt tôi thủ thỉ, thủ thì, thì tôi chịu, nó có vẻ xúc phạm đến tổ tiên nhà tôi quá!”

Bà Thảo giấu nỗi ngạc nhiên nói: “- Ôi! chỉ có chuyện nói to nói nhỏ mà sao trầm trọng đến thế!”, “ - Ồ! mọi sự trên đời đều có nguyên uỷ cả, bà chị à. Thế bà có biết tại sao gia đình bà, ai cũng ăn nói nhỏ nhẹ, khẽ khàng, nhà gần như không nghe tiếng guốc lớn, tiếng nói to không?”

Bà Thảo cười như giảng hòa: “- Ô ! tôi có để ý chuyện đó đâu.”  Rồi bà gật gù:”- Mà quả thế thật. Nhưng tại sao vậy nhỉ.”

“- Ồ! Dễ hiểu mà. Gia đình bà họ Trần lại sinh quán Hải Phòng thế nào chả dính líu đến nhà Trần, đến dòng dõi con vua cháu chúa?. Chị à, tôi quen vài gia đình họ Trần có thân nhân điên loạn do ảnh hưởng chế độ nội hôn của nhà Trần đấy.” Bà Thảo cười: “ Nhưng nó dính líu gì đến chuyện ăn to nói lớn và nhu mì thỏ thẻ?”.

Ông Thanh giơ cao hai cánh tay: “- Ồ! có chứ, hỏi sống trong cung đình ai dám ăn to nói lớn? Chẳng may có âm mưu gì đó, nó lộ ra, ối cha mẹ ơi, có mà bay đầu cả đám. Cho nên lâu ngày chầy tháng, tất cả thành thói , con cháu họ Trần trở thành nhỏ nhẹ, chừng mực. Bù lại,  nhiều người học giỏi, vì họ lặng lẽ và có vẻ sống với nội tâm nhiều.”

Bà Thảo đứng lên lấy cho ông Thanh một tách nước. Bà hỏi: “- Còn dân Thanh Hoá điển hình gia đình ông, sao tôi thấy cứ hai ba người sáp lại bàn chuyện gì đó là như y như rằng sắp có động đất hay tsunami?”

Ông Thanh cũng biết cái khuyết điểm của mình là tật nói lớn, nhưng khéo léo biện bạch: “- Bà Thảo à! bà có biết chúng tôi gốc gác là dân biển Ba Làng, Thanh Hoá  không? Gia tộc tôi mấy đời sống bằng nghề đánh cá, mãi đến đời ông cố nội tôi mới dọn về thị xã, con cháu bỏ dần nghề cũ, nhưng thói quen nói to của dân chài thì không bỏ được.” 

“- Nhưng tại sao các ông nói to mà như hét vậy?. 

“- Vì bà ơi, trôi nổi ngoài biển khơi với giông bão mà nói như ngậm hột thị ấy thì bố ai nghe ra cho được?” 

Bà Thảo im lặng không nói gì thêm. Có lẽ bà đã bị thuyết phục.

                      ***

Bà Thảo với ông Thành có cái tình lối xóm ở thành phố này đã mấy chục năm. Bà hơn ông đâu bốn năm tuổi. Họ quen nhau phải nói là từ dạo còn trẻ. Vâng, hồi mới sang Mỹ bà quãng năm mươi, ông chừng bốn mươi. Họ còn làm chung trong một thời gian dài ở một hãng đóng thịt bò hộp. Qua bao nhiêu thăng trầm, thay đổi, giờ họ đã già. Hồi ấy ông bà đều còn con cháu vây quanh, giờ chúng tản mác hết. Lúc về hưu, dòng đời đưa đẩy, hai người lại sống trong cùng một khu phố. Bà Thảo thì tiếp tục sống trong căn nhà phố mà con bà vẫn giữ lại cho bà dùng, dù năm nay bà đã ngoài tám mươi. Ông Thanh sớm bị lòa nên sống trong một khu dành cho người khuyết tật. 

Như thói quen, nấu được món gì ngon, bà Thảo luôn để dành một phần trong tủ lạnh, cuối tuần đi xe bus ghé đưa cho ông Thanh ăn. Nhiều lần ông Thanh nói với bà Thảo: “- Chị Thảo ơi! thôi chị đừng nấu nướng gì cho em nữa. Thấy chị vất vả em áy náy lắm.”. Bà bảo: “- Tôi nằm chèo queo cả tuần buồn lắm. Mỗi tuần có cớ ghé thăm chú, chị em trò chuyện không vui sao? Hi hi, từ tôi đi xe bus xuống chú mà xa xôi gì? Như Hải Phòng đi tí đường biển là xuống  tới Thanh Hoá ấy mà. Gần xịt?”

 Và những câu chuyện giữa hai người thường xoay quanh những món ăn ngày xưa nơi quê nhà. Ông Thanh nhớ được món nào là kể cho bà Thảo nghe. Về  nhà bà loay hoay trong bếp nấu cho bằng được.

Ông Thanh thú thật : “- Em ra Hải Phòng ở được một năm thì di cư vào miền Nam nên chẳng biết gì nhiều về món ngon Hải Phòng. Bà bảo: “- Tôi thì cả thời con gái trầm mình trong cái thành phố Cảng đầy món ngon ấy: Nào là chả cá An Thọ, chả chìa Hạ Lũng, nộm sứa, nem cua bể hay món bánh đa cua bể Hải Phòng. Bát bánh hội tụ đủ màu sắc và hương vị:  Màu nâu đỏ từ bánh đa hoà trong nước dùng sánh và cùng vị ngọt tự nhiên, Chất béo của tóp mỡ, hành phi giòn rụm làm nên món ăn thật là…quên chết!”

Thỉnh thoảng máu địa phương nổi lên họ cũng tranh luận dữ lắm. Có lần chẳng rõ bắt nguồn từ đâu, bà Thảo buột miệng hỏi: “- Phụ nữ Việt Nam ba miền, chú thích phụ nữ miền nào?. Ông Thanh cười bảo:”- Em thích phụ nữ miền Nam, họ thật thà, chân chất, có gì thì nói huỵch tẹt ra, không để bụng.”.  “- Thế con gái miền Bắc?”.  “- Nanh nỏ lắm! “. “-Thế là chú chê tôi đấy à?”

 Ông cười: ”- Đâu dám!”

“- Thế còn con gái miền Trung, điển hình gái Huế?”. Ông Thanh bảo: Nguyễn Tuân có đưa một nhận xét ngẫm nghĩ cũng hay: “Không xuống Huế thì thôi mà xuống Huế thì ồ! Huế nhiều chuyện lắm! “ Ông cười tiếp mà có lẽ thế thật, chưa đâu tuổi tác phân chia hai phong cách phụ nữ rõ ràng như ở Huế, hay tụt xuống phía nam một chút là Quảng Nam. Gái Huế thì kín đáo, e ấp. Phụ nữ cao tuổi thì bộc tuệch. Hút thuốc thì phải thụt vào lè ra như khoe lưỡi cho đến khi thiếu điếu thuốc vấn ướt mềm, hoặc là nhổ toẹt, hoặc là đem gắn đuôi thuốc trên vách. Có lần ông Thanh lại đưa nhận xét về giọng nói. Ông bảo giọng Hà Nội quả là sang, hay lắm, nhưng cách mạng vào dân tình xô giạt về thủ đô một cách hổ lốn, cộng với chính sách điền thổ đất đai, chia nhà chia cửa, chia nơi cư trú đúng phong cách Nga Xô 1917. Giờ lắm người Hà Nội cũng “nàm nụng  thì vất vả, ăn thì bữa đói bữa lo” và cái ông thần ngọng này ông ấy lại ngừng xe ngay trước nhà ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ mới là thú vị chứ!” Rõ là đất ngàn năm văn vật đã biến thành ngàn năm thánh vật!

Nhưng qua các món ăn bà Thảo ân  cần đem lại cho ông Thanh thưởng thức, gần như là câu chuyện tranh cãi bất tận đã có phần giảm. Ông Thanh lép vé và trong bụng đã nghĩ mình thua.

                    ***

Một hôm, con ông gọi vào khu khuyết tật báo tin: “- Bố ơi! Bố biết gì chưa?”. “-  Gì thế?”.  Anh con bác Thảo vừa gọi phone báo tin cho con biết bác Thảo ốm nặng lắm. Bác rất muốn gặp bố. Vậy bố thay quần áo đi. Con đưa bố vào bệnh viện”. Người con lớn của bà Thảo thấy ông Thanh thì mừng lắm. Anh nói: “- Cháu cảm ơn chú đã đến. Hình như mẹ cháu có ý chờ chú. Xin chú đi theo cháu”. Một lát sau ông Thanh đã đứng nơi đầu giường bà Thảo với mấy người con cháu của bà. Ông Thanh nắm lấy tay bà sẽ gọi: “- Chị Thảo, chị Thảo ơi!”. Thình lình bà Thảo hé mở mắt và mặt bà như rạng rỡ hơn lên. Bà ra dấu cho ông Thanh ghé thấp xuống rồi thều thào nói: “- Chú nói đúng, mắm tép ở đâu cũng ngon, dù mắm tép Hải Phòng hay mắm tép Ba Làng, Thanh Hoá “. Giọng bà thấp hơn như gần thầm thì : “- Chú Thanh ơi! Có cách nào cho tôi một thìa mắm tép không? Tôi thèm lắm…”

 


Rồi bà Thảo rơi vào im lặng hoàn toàn.

 Bà đã ra đi và có lẽ giờ này đang lặn lội trên con đường trở về quê cũ Hải Phòng. 


Hà Thúc Sinh

( Mùng Một Tết con Rồng 2024) 

Friday, January 26, 2024

NGÀY XUÂN ĐỌC CHUYỆN

 Ngày Xuân đọc chuyện Từ Thức lạc Thiên Thai 



Câu chuyện tình người tiên kẻ tục này đã được cụ Nguyễn Dữ viết kể trong Truyền Kỳ Mạn Lục từ đời xưa ai ai cũng biết. 

Thi sĩ  Tản Đà xưa cũng có làm bài thơ Tống Biệt từ câu chuyện Từ Thức lạc Thiên Thai, với câu kết có chữ “ chơi” tuyệt bút: 


Tống biệt 


Lá đào rơi rắc lối Thiên thai,

Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi.

Nửa năm tiên cảnh,

Một bước trần ai.

Ước cũ, duyên thừa có thế thôị

Đá mòn, rêu nhạt,

Nước chảy, huê trôi,

Cái hạc bay lên vút tận trời!

Trời đất từ nay xa cách mãi.

Cửa động,

Đầu non,

Đường lối cũ,

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.


Tản Đà 


 Bài thơ ngắn, chỉ hơn 10 câu nhưng đã tài tình kể câu chuyện diễm ảo dài hơn 1000 năm hạ giới, giữa chàng Từ Thức lấy vợ Tiên trong cổ tích nước ta ngày xưa . 

Nay nhân ngày Xuân nhàn nhã xin kể lại vài tình tiết tân thời, hay nói văn hoa là thời thượng, có thể cho đó là Truyền Kỳ Mạn Lục Tân biên do cụ Lý vớ vẩn sưu tập chép lại mua vui cho quý vị đôi ngày sau Tết. 


Chuyện như vầy: 


Từ Thức là quan huyện Mỗ …thời Nam triều quốc khi nước ta có nạn Nam Bắc phân tranh. Dai dẳng, dữ dội. 

Được mấy năm thiên hạ thái bình, buổi ban đầu ở miền Nam trù mật hiền hòa. Một hôm, Từ Thức du Xuân, cỡi ngựa xem hoa tình cờ ghé ngang thăm sân chùa nọ. Có cô gái xinh đẹp đến thưởng Xuân, vin hoa vô ý làm gãy cành mẫu đơn, bị người chủ vườn nắm níu bắt đền. 

Đôi bên đang giằng co thì Từ Thức thấy vậy động lòng trắc ẩn, cởi ngay áo field jacket đính lông cừu đang mặc mà cứu người con gái ấy. Cô gái từ tạ cảm ơn nghĩa ấy mà về. 


Mùa Xuân năm Mão sau đó Nam triều thất thủ. Từ bị kết tội đày lên mạn ngược, mất gần mươi năm khổ sai mới được trả về nguyên quán. Quan lộc đã hết, gia cảnh cơ hàn phải bắt buộc sống thê lương nơi vùng rừng sâu núi thẳm. Đang khi leo lên non cao hái củi, hái thuốc sinh nhai độ nhật, bỗng một hôm mát trời chàng gặp cô gái đẹp từ đâu hiện ra cho biết nàng vốn là tiên nữ trên thiên giới vì làm vỡ chén ngọc trong buổi dạ yến Đào nguyên của Ngọc Hoàng Thượng Đế nên Vương mẫu nổi giận đày nàng xuống trần gian, lại không may vô ý làm gãy hoa may nhờ chàng trượng nghĩa cởi áo khinh cừu cứu nạn dạo ấy. Nay Vương mẫu biết chàng bị hạn nên sai thiếp xuống trả ơn đề cùng chàng kết tóc se tơ hưởng phước trưởng sinh nơi cõi Thiên Thai thượng giới. Chàng kíp theo em lên xe mây mau về cõi trời trình diện Vương mẫu tác hợp cho đôi ta 

Nghe vậy chàng Tử Thức mừng húm như đang cõi chết sống lại , vứt vội đôi quang gánh theo Giáng Hương tiên nữ về trời, trúc động đào nguyên nơi chốn thiên đường hưởng phước ăn oeo phe, phút tem. đi xế huê kỳ, ở nhà hao dinh, mê đi ke, mê đi kết … tận tình phục vụ lại hưởng lạc thú cùng người vợ tiên tuyệt sắc mà không hề lo sợ bọn bò vàng cờ đỏ nào hoạnh hoẹ xét hộ khẩu thường trú tạm trú tạm vắng…quát nạt đe nẹt gì sốt. 

Sướng như tiên. Nhưng… 

Nửa năm hương lửa đang nồng 

Trượng phu nay bỗng động lòng bốn phương !

Lại kể, một hôm Giáng Hương tiên nữ phải vâng lịnh vào hầu Vương Mẫu, bèn dặn dò chồng ở nhà yên tâm đi dạo ngắm cảnh Thiên Thai mà làm thơ ngâm vịnh chờ nàng, nhưng nhớ là đừng ra backyard mà chi kẻo rách việc. Thế nhưng anh chàng Từ Thức quên lời vợ dặn lại lần mò ra ngõ sau vén mây nhìn xuống cho thoả tính hiếu kỳ. 

Bỗng đâu một áng mây Tần bay qua làm lộ ra cảnh trần gian đang rộn rịp đón Xuân vui Tết cờ xí đỏ rợp trời, người đi  như nước áo quần như không … (mặc), thoảng trong gió còn nghe tiếng nhạc xập xình, tiếng loa mời gọi việt kiều về quê ăn Tết giúp đô cho cố hương đắc địa … lại ngửi nghi ngút mùi bánh chưng bánh tét bay thơm lựng và mùi nước mắm củ kiệu dưa hành bốc lên làm chàng bừng lên nỗi nhớ nhà nhớ quê cồn cào. Ối, mới có nửa năm tiên cảnh mà nhìn về quê xưa cái gì cũng lạ, lạ lại lên, lạ lắm cơ! 

Thế là đêm ấy, chàng chồng tujc luyj dại dột ấy cứ một hai làm tình làm tội cô vợ tiên Giáng Hương, nằn nì xin phép vợ cho về Việt Nam thăm quê đôi ngày Tết, chỉ một lần này mà thôi, rồi hứa hẹn sẽ trở lại Thiên Thai trọn đời sống cùng nàng mà không dám xin xỏ gì thêm nữa. 

Đến nước này thì nàng Tiên Giáng Hương đã biết sự việc vỡ lỡ không phương cứu vãn bèn buồn bã bảo 

- Chàng ôi, hỏng việc rồi chàng ôi! Chàng đã trái lời thiếp dặn, không ngờ chàng lại nặng lòng trần như vậy ! 

Ôi thôi ! 

Duyên đôi ta dứt đoạn

Tình một thuở còn vương

Chàng nằng nặc đòi về thăm quê ôi cũng là định mệnh đã an bài, thiệt là ý trời thua ý đảng, 

Than thở một hồi rồi nàng bèn cấp cho một cỗ xe cẩm vân (via Eva e lai) để chàng cưỡi về. Nàng cũng đưa cho chàng một bức thư viết vào lụa mà nói:

-Ngày nao chàng nhớ đến thiếp, thì hãy mở phong bao này, mà đừng quên mối tình ngày cũ. Rồi tràn nước mắt mà chia biệt. Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến quê thì thấy vật đổi sao dời, thành quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những khuôn mặt nghiêm và buồn của những người làm ở  cảng hàng không là vẫn không thay đổi vẫn màu vàng màu đỏ màu xanh lạnh tanh không một nét cười  thủa nọ. Lại có thêm hàng chữ đập vào mắt chàng “No Tips No Services” làm Từ Thức càng ngớ ra chẳng hiểu chi chi mô mô …

Bèn lấy làm buồn phiền, đem tên họ mình hỏi thăm những người già cả gần đó thì ai cũng lắc mãi sau mới có ông lão lụ khụ nói:

-Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam tứ ngũ lục thất đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn mấy trăm năm nay chẳng ai còn nhớ, Từ Thức chán quá bấy giờ mới hậm hực bùi ngùi; muốn quay lại lên xe mây để về động Thiên Thai nhưng xe đã hóa làm một con chim loan mà bay mất. Ben mở thư ra đọc, thấy có câu: 

“Kết duyên phượng trong mây 

Từ đây đà đứt đoạn 

Tóc tơ khôn căn dặn

Tình muôn thuở còn vương 

“ Là một lời tống biệt 

Là bãi bể nương dâu

Duyên năm xưa đã hết, 

Chẳng còn dịp khác đâu!"

Chàng mới hay là Giáng Hương đã nói trước với mình những lời ly biệt. Có hối cũng đã muộn, Nhớ câu sấm trạng xưa Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân … chàng bèn mặc áo khinh cừu đội nón xụp đi vào đèo Ngang nhưng quang cảnh cũng đã khác xưa Vũng Áng đã là đặc khu Tung Của, toàn là chữ Tầu tìm cái đèo xưa nơi bà Huyện Thanh Quan đi qua đề thơ thì đèo cũng đã đổi tên ! Lạ lắm cơ! 

Từ Thức càng chán đời càng nhớ Giáng Hương da diết, bèn ngửa cổ lên trời cuồng ca tiến thoái lưỡng nan đi, về lận đận Ngày xưa lận đận không biết về đâu ! 

Về đâu cuối ngõ ? Về đâu cuối trời ? Ngày nay lận đận không biết về đâu !

Từ đó không ai còn gặp 

Về sau cũng không ai biết! 

“Tương truyền nơi Nga Sơn, Thanh Hóa nơi còn đi tích của Từ Thừc người đời nay gọi là Động Từ Thức. Động có 2 phần, phần ngoài giống như một chiếc bát úp khổng lồ trên nền đá phẳng. Nơi đây còn dấu tích đền thờ Từ Thức, phần sau gồm nhiều hang động khác được mệnh danh là các kho: kho tiền có những lớp thạch nhũ xanh hình tròn từng lớp chồng lên nhau, kho vàng là những thỏi đá óng ánh mầu vàng, kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát, kho gạo có những hòn đá mịn màu nâu bạc kết lại với nhau. Vào trong, một cổ tam sinh có đủ trâu, dê, lợn, một mâm cỗ giống như mâm ngũ quả bằng đá. Càng vào sâu, lòng động rộng thêm; nơi đây tương truyền còn dấu tích buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá với những khối thạch nhũ chảy xuống tạo nên những bông hoa, những quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim, những thanh đá gõ vào phát ra âm thanh như chuông… Sâu hơn nữa có 2 dấu chân người in vào đá từ bao giờ, tương truyền là dấu chân Từ Thức. Một vài nụ đá xinh xắn và một vài đường nét trên một mặt đá phẳng tạo thành bàn cờ tiên. Cuộc tình huyền thoại Từ Thức-Giáng Hương được tưởng tượng bằng ''đôi gò bồng đảo'' bên một vũng nước trong suốt có thể nhìn thấy những hòn đá dưới đáy được cho là giếng tiên; ngày xưa Giáng Hương từng tắm nơi đây.! “

Có thiệt vậy không ta !?


mnc 

Mùng 9 Tết Ta

Saturday, January 20, 2024

NGÀY XUÂN . Hà Thúc Sinh

                  


Vào khoảng thời gian từ Noel tới Tếtcái thời khí kỳ cục của Houston lắm khi dịu xuống một cách khác thường sau một cơn mưa nhỏtrời lắm khi còn trở lạnh. Đó  những lúc ông Vĩnh nắm cây ba toong đi lang thang từ khu ông ở đến quán rượu trên đường Memorial. 

Lắm ngày, chẳng  đầu óc ông nghĩ tay quơ cây gậy trên đường  cứ đi khơi khơi như chỗ không ngườiNhững bộ hành đi ngược chiều với ông lắm khi phải nhày cỡn sang bênmiệng báo động um sùm ''Hey! Hey! Buddy! Be careful!". Nhưng cây gậy vẫn quơ trước mặt  chân ông vẫn bước tới. Ông cười thầm  nghĩ bụng. “Mình cả thế giới sáng mắthọ  nhiệm vụ tránh mình!”.

 sau cùng ông cũng đến được quán rượuĐây  một quán rượu nhỏ nằm sát bên cạnh một tiệm rượu lớn mang tên "Total wine and more..." 

Quán rượu  cái tên rất Tây. Ông còn nhớ lần đầu bước vào quán nàyông hỏi  người bartender nói cái bistrop này tên  "Wine sans O" nghĩa  "Vine sans eau", tức  Vine nguyên chấtkhông pha nước. Ông cười bảo "Làm chó   tiệm Vine nào  đi pha nước vào rượu vang bao giờ!


Nhưng từ đó ông  Tim, người bồi rượu, bartender, trở thành bạn…

 mỗi tháng dịp  đóông tạt qua, làm một ly cho ấm bụng  tán gẫu với Tim đủ chuyện trên trời dưới đất. 

Vài lần Tim hỏi ông: 

" lâu chưa?' 

"Mới vài năm đây thôi." 

"Sao thế?'' 

" lẽ trời giở sổ  thấy hạn sáng mắt của tôi đã hết!" 

Ông cũng hỏi lại Tim: 

" sao bị  vậy?" 

Giọng Tim như đổ quạu bất ngờ: 

"Mother fucker! Mấy thằng charlie  (VC) bắn đâu không bắnchúng chơi vào đít tôi một tràng AK! Mổ tới mổ luirốt cuộc gân rút thế nào đótôi trở thành một thằng  thàng  này đẫ cố thủ ở bistrop này 30 năm. 

"My God! 30 nămKhông thể tưởng tượng được!" 

Ông kéo ghế ngồi nơi quầy. Tim nói: 

"Hôm nay lạnhlàm môt cái Ouzo chứ, Zorba?" 

''Khônghôm nay  Tết Việt Nam, cho tôi một ly Vine tuổi bằng tụi mình hay phân nửa cũng được 

Tim đẩy ra trước mặt tôi một cup lớn Chardonay  nói: 

Mừng năm mới Buddy!" 


                             *

                          *.    *

   Một hôm ông hỏi Tim: 

“Ông gù như thế làm sao với tới những chai rượu trên kệ cao nhất?”

Tim cười:

“Hì hì ! Đó cũng là lý do tôi “tử thủ” ở đây bao năm đó ông ạ! 

“Không hiểu!?”

“À, lúc đó tôi sẽ ngoắc bọn học nghề bồi rượu mặc váy ngắn lại và nói “ Các em hãy lấy mấy chai kia xuống.” Hi hi! Ông biết là tôi đã thấy những gì…”.

Ông phì cười và Tim nói: 

“Nghe nói mũi và tai mấy ông ghê gớm lắm. Nhạy gấp mấy người thưởng.”

Ông lại cười: “ Tôi không chắc tôi nhạy lắm đâu. Nhưng đi qua một phụ nữ, nhất là phụ nữ VN, tôi có thể nói đúng nhiều phần trăm cô ta còn là trinh nữ hay không. Còn lũ đầm à? Tôi thua. nó thấy đàn ồng xoành xoạch. Mũi tôi thua, tắc nghẽn.” 

“Thế còn tai…?”

Tim ném nhẹ một cái gì trên tay xuống sàn nhà. 

Ông cười:

“Tim, ông vừa đánh rơi một đồng quarter thì phải!”

Ông có cảm giác Tim giật bắn mình.


   Cứ tàn tàn như thế mà đến gần 6 giờ chiều ông với Tim mới chấm dứt được những câu chuyện đầu Ngô, minh Sở và ông đã quất hết hai phần ba chai Chardonay. 

Ông chào Tim và hơi lạng quạng bước ra cửa.

Ông bàng hoàng vì bầu thanh khí chiều Xuân nơi đây… Và thốt nhiên như có cơn gió thổi qua làm lòng ông nôn nao hương vị Tết nơi quê cũ.

Nghe nói hoa bluebonnets màu xanh tim và có hương thơm nhè nhẹ ở tiểu bang này nhưng hương thơm ấy dễ lẫn lộn với mùi hương đồng cỏ nội. Ông nhìn  quanh nhưng nào có thấy gì đâu, rồi nghĩ sao, tự nhiên ông lại dừng chân hỏi đại một người đi ngay bên cạnh: 

“Bà ơi! Ở đây hay đâu có hoa bluebonnets? “ 

Ông nghe tiếng cười cà giọng một người đàn bà.

“Ôi trời! Ông không biết ông đang đi bên cạnh một vùng đất trồng toàn hoa bluebonnets đang bắt đầu vào mùa nở rộ đó sao ? 


Hà Thúc Sinh 

10 tháng 1 . 2024