Saturday, November 18, 2023

TẢN MẠN VỀ GIÁO DỤC

 



Tản mạn về giáo dục

Nhân ngày 17-2

Cao Nguyên Minh

Trên báo Lao Động online ngày 17-2- 2019 cho biết có “40.000 cử nhân sư phạm thất nghiệp, vẫn có hàng nghìn thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm “ và cũng theo báo này ( và rất nhiều báo khác của nhà nước ) cho biết thêm là “Tình trạng giáo viên thừa thiếu cục bộ vẫn diễn ra, con số cử nhân sư phạm thất nghiệp vẫn tăng, trong khi đời sống giáo viên còn khó khăn, Bộ GDĐT lại chủ trương nâng đầu vào các trường sư phạm, đã có nhiều băn khoăn rằng sẽ không nhiều người giỏi muốn vào sư phạm. Việc tuyển sinh ngành sư phạm đã khó khăn sẽ càng khó khăn.” ( Source : https://laodong.vn/giao-duc/40000-cu-nhan-su-pham-that-nghiep-van-co-hang-nghin-thi-sinh-dang-ky-xet-tuyen-vao-nganh-su-pham-603896.ldo).
Tôi cũng được biết thêm mới đây Đại Học Sư Phạm TP HCM “tuyển sinh đầu vào” vừa ra thêm quy định thí sinh dự thi ngành sư phạm cần có chiều cao tối thiểu từ 1,5 m với nữ và 1,55 m với nam.” (Báo Thanh Niên online cho biết ông PGS-TS Huỳnh VănSơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đã lý giải theo “thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, về bảng treo ở lớp học cách nền phòng học từ 0,65 - 0,80 m với trường tiểu học và ở THCS là 0,8 - 1,0 m. Từ đó để nhận thấy chiều cao của thầy cô giáo có ảnh hưởng nhất định từ phương diện yêu cầu nghề. Trong khi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là nơi đào tạo giáo viên (GV) THPT, việc đảm bảo sức khỏe của GV khi đảm trách công tác dạy học cho học sinh THPT là rất cần thiết trong đó có vấn đề về chiều cao.
Cũng theo ông Sơn, quy định này còn căn cứ trên số liệu về chiều cao trung bình của người VN. Những số liệu cập nhật cho thấy chiều cao trung bình của thanh niên VN điều tra từ năm 2009 - 2010 là cận 20 tuổi ở nam đến 164,44 cm và ở nữ lên đến 153,43 cm. “Vì thế chiều cao ở mức 1,5 m với nữ là chấp nhận được”.
Cứ theo những “thông tin” nhận được từ trong nước bấy lây nay, tôi rất lấy làm”quan ngai” về tình trạng thể hình dân tộc mình qua chiều cao của nam nữ thanh niên và của thầy cô giáo tương lai của nước tôi. Trong khi các nước quanh khu vực và cả thế giới đã tăng chiều cao trung bình của dân chúng nước họ lên thêm 10 cm thì sau gần nửa thế kỷ thống nhất dân Việt của tôi lại bị lùn đi về chiều cao đến nỗi tuyển sinh sư phạm phải đo chiều cao của từng người . Cũng như trước đây Bộ GT Vận Tải đã ra qui định “ngực lép” không được lái xe !?!
Thật là thương cảm, kỳ thị và quá đáng.

Các bạn tôi nay là giáo viên về hưu trong nước, có lẽ chẳng ai quan tâm đến tin tức mình này tuy họ rất hãnh diện về ngành học mình đã trải qua và phục vụ hơn nửa thế kỷ cuộc đời. Ngày xưa (lại là ngày xưa khi mới xảy ra hơn 40 năm đây thôi) khi Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn - phải viết đầy đủ tên trường cũ của chúng tôi để khỏi nhầm với cái trường bây giờ - tổ chức thi tuyển sinh viên hằng năm không bao giờ ra cái qui định quái quỷ và đầy tính kỳ thị như vậy. Một Ban Đệ Nhị Cấp (như Ban Toán, ban Sinh ngữ , Ban Việt Hán....) của ĐHSP SAIGON thời đó mỗi Khoá hàng năm chỉ tuyển khoảng 30 sinh viên và tuyển qua năm dự bị hay năm 1 Văn Khoa, Luật Khoa hay Khoa Học...) và không hề lấy thước đo chiều cao thể hình từng người (có lẽ miền Nam thời “Mỹ Nguỵ kềm kẹp” không mấy ai lùn vì “thiếu đói” )
30 người trúng tuyển thi viết sẽ phải qua một khì thi vấn đáp sau đó trước khi chính thức được nhận vào trường. Thi Vấn đáp ngoài việc kiểm định kiến thức, ứng đối, đam mê với nghề ...của thí sinh ra , thực tế là một hình thức “xem giò, xem cẳng con gà nòi”. Cô câu chuẩn giáo chức dứt cháo nào cà thọt, cà lăm cà lặp, nói ngọng nói đớt .... sẽ bị loại ra một cách kín đáo. Bởi vì nghề nghiệp tương lai dù là nghề giáo dạy trẻ nên những dị tật lộ liễu đều không thể chấp nhận được huống chi anh ngọng cũng không được nhận làm sinh viên sư phạm chứ đừng nói là làm quan đầu ngành giáo dục.
Tôi nhớ một anh bạn đồng khoá Sư Phạm của tôi đã bị loại sau kỳ vấn đáp chỉ vì anh bị liệt tay phải và chỉ dùng 1 tay trái.... 30 thí sinh qua Kỳ Vấn đáp chỉ còn đúng 28 mạng vào chung một lớp và nhị thập bát tú của chúng tôi vẫn giữ tình thân ái đồng môn cho đến bây giờ và không thiếu.  Các  bạn của tôi nếu chọn theo tiêu chuẩn bây giờ thì đều bị lọt sổ vì thiếu thước tấc.
Các bạn Trung học của tôi còn nhớ quý thầy Nguyễn Dần dạy Toán ; thầy Nguyễn Hữu Thời dạy Vạn Vật....thuở đó chiều cao thước tấc của quý thầy thật khiêm nhường thôi nhưng giọng nói sang sảng như Án Anh thời Chiến Quốc nhưng tư cách nhà giáo yêu nghề, khả năng truyền đạt kiến thức của quý thầy không hề thấp như rất nhiều Tiến Sĩ Giáo Sư Xã nghĩa hôm nay.

Một nền giáo dục hơn 40 năm cứ loay hoay sửa sai sai rồi sửa sửa rồi sai ...trong vũng lầy không tách ra khỏi chính trị độc Đảng, không hề có một triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng để làm bệ đỡ cho các thế hệ tương lai của nước nhà. Mà nếu có triết lý giáo dục thì đó chỉ là “triết lý Mác Lê“ lỗi thời lạc hậu chỉ đào tạo lớp rô bô phục vụ cho mưu đồ đảng phái chính trị độc tài độc tôn thì thật là bất hạnh cho dân tộc.
Nhà trường Xờ Hờ Cờ Lờ (N ngọng) là nơi buôn bán như chợ trời thật giả khó phân, thầy bán thì trò mua tiền nào của nấy khi trò cần thì thầy làm khó để nâng giá món hàng mình cần bán . Giáo dục, bằng cấp không là giá trị mà là trị giá, giá nào cũng có và một anh thư ký công bộc quèn cũng có thể khoe cái bằng cấp Tiến sĩ Xây Dựng Đảng trị giá $0 của mình trong lý lịch cũng như in trên danh thiếp thiệt là tự hào quá Việt Nam ơi !
Cách đây vài mươi năm “ trí thức chỉ là cục cứt” theo tư duy người CS. Tôi còn nhớ mãi cái ánh mắt khinh miệt dưới cái nón cối đội lệch dáng vẻ kênh kênh trên khuôn mặt non choẹt của một cậu bộ đội Bake (bằng tuổi đứa em trai út của tôi ) một tay cầm AK một tay giật cái kính cận bị nứt một bên của tôi vứt xuống đất dày xéo nó, đạp nát nó , đạp tàn bạo đầy hận thù bằng đôi dép râu trong sững sờ của tôi và bạn đồng tù đồng cảnh ngộ, đau đớn vì nghe giọng nói the thé hỗn hào của một đứa trẻ bên thắng cuộc quát vào mặt “ trí thức như các anh chỉ là cục cứt, đã vào đây học tập cải tạo mà còn đeo kính trắng hả ....” từ khi bị mất đôi kính cận cuối cùng ấy, tôi được nhìn đời bằng đôi mắt mơ huyền , tôi chỉ thấy một vệt vàng vàng nhoè nhoẹt trên màu đỏ máu phất phơ trên cột cờ chính của Tổng Trại 5 Tù Tàn Binh QK5 ngày ấy.
Miếng ngon nhớ lâu đòn đau nhớ đời
Đâu có lâu đâu, những bọn sâu bọ thắng cuộc đó đã đội biết bao nhiêu những danh hiệu trí thức ngay cả những thứ cứt tư bản mà chúng vừa khinh miệt.
Những bản tin mới đây mà tôi đọc được từ những dòng báo chí lề phải hôm nay ngày 17 tháng 2 là một sự thực về ngành Sư Phạm Xã Nghĩa không thể che dấu như Trận Chiến Tranh Biên Giới tàn bạo đau thương và mất mát ngày 17 tháng 2 năm 1979 chống bọn đồng chí Tàu xâm lược đã bị che dấu suốt 40 năm dài.
Thế nên không lạ gì khi được biết thêm có cả nghìn thí sinh đã bị điểm 0 môn lịch sử trong kỳ thi Tốt Nghiệp Bậc Trung Học.

Khi công việc trồng người được coi nhẹ như việc buôn bán tính toán hơn thiệt, khi “đầu vào” không có ai chịu chun vào vì lương phạn hẻo vì áp lực nghề nghiệp thầy giả bộ dạy, trò giả bộ học thì “đầu ra” cũng bị hụt trong khi ta cần đến 25, 30 nghìn Tiến sĩ thì phải nới “đầu vào” dễ dãi tí chút cho tử sĩ chịu chui vào . Khi “đầu ra” bị “ùn ứ” tới 40 nghìn Cử nhân Sư Phạm đi chạy Grab, chạy Uber hay đang tính đi lao động nước ngoài thì ta bóp “đầu vào” bằng cách tăng điểm chuẩn nếu chưa đủ thì bóp thêm chiều cao thể hình như tuyển người mẫu thế là kế sách tuyệt vời , có 102 như những tuyên bố để đời của “nãnh” đạo.

Tôi có đọc ở đâu đó câu nói đại khái muốn biết tương lai của một dân tộc thì chỉ cần nhìn vào nền giáo dục của nước đó.
Xưa cụ Huấn Cao Bá Quát ngồi dạy học phải than như ri:
Nhà trống ba gian, một thầy , một cô, một chó cái
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi
Nghe thiệt thảm nhưng suy ra cái học ngày xưa của cụ Huấn Cao, Cụ Tú Xương vẫn có “đầu ra” tốt hơn cái học ngày nay.

Cao Nguyên
17 tháng Hai 2019

No comments:

Post a Comment