Thursday, February 2, 2023

NGÀY XUÂN LẠM BÀN CHỮ NGHĨA [2] : MÃO hay MẸO

  Mão hay Mẹo 

Trong 12 con giáp của niên lịch đông phương, mỗi con giáp có tên tương ứng với một con thú đại diện chẳng hạn Tý là Chuột, Sửu là Trâu, Dần là Cọp …chỉ riêng con giáp thứ tư hơi phức tạp vì nó có đến 2 tên gọi Mão hay Mẹo  tương ứng với con Mèo ở Việt Nam và con Thỏ ở các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Vì thế ngay trong những ngày Tết vui vẻ năm nay Quý Mão đã gây tranh cãi về cách gọi Mão hay Mẹo sôi động đến độ gay gắt giữa hai phe Nam Bắc om sòm trên Fb. Có anh quá khích bảo Mẹo mới đúng còn Mão là chữ Việt Cộng chữ của phe Phỏng Giái 

Vậy Mão hay Mẹo chữ nào đúng đây ?! 

Tra Hán Việt Từ Điển cho thấy 卯 ( bộ tiết 卩, đốt tre ) âm Hán Việt là Mão hay Mẹo và giải nghĩa là: 

1. (Danh) Chi “Mão”, chi thứ tư trong mười hai “địa chi” 地支.

2. (Danh) Từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng là giờ “Mão”.

3. (Danh) Lệ các quan làm việc từ gìờ “Mão”, cho nên điểm tên gọi là “điểm mão” 點卯, xưng đến tên dạ lên gọi là “ứng mão” 應卯, sổ sách gọi là “mão bạ” 卯簿, lập ra kì hẹn để thu tiền lương và so sánh nhiều ít gọi là “tỉ mão” 比卯. Tây du kí 西遊記: “Mỗi niên hiến cống, tứ thì điểm mão” 每年獻貢, 四時點卯 (Đệ tam hồi) Mỗi năm cống hiến, bốn mùa điểm danh.

4. (Danh) “Mão nhãn” 卯眼 lỗ mộng, ngàm. § Cũng gọi là “duẩn nhãn” 筍眼, “chuẩn nhãn” 榫眼.

Vậy chi Mão không phải là “từ Việt cộng” mà là từ Hán Việt. Cả miền Nam đều dùng chỉ những năm con Mèo và in rõ ràng trên các báo Xuân VNCH như các tấm hình xưa còn lưu lại trên mạng Internet 

Vậy tại sao lại gọi MÃO là MẸO. Mẹo là âm tiếng Hán Việt xưa của Mão, 卯 và cũng có thể là do cách biến âm ao ~ eo trong tiếng Việt. Thí dụ như Con BÁO = con BEO , Nước LÀO = Nước LÈO , TRẠO phu : Phu CHÈO thuyền …

Nên Tuổi Mẹo cũng có thể gọi Tuổi Mão, năm Kỷ Mẹo = Kỷ Mão cũng không hề sai, Ngoài Bắc thường dùng chữ Mẹo nhưng trong Nam hay dùng chữ Mão 

Về chữ mẹo là Mão cũng cần nói thêm là trong giới thợ mộc ta bây giờ vẫn dùng hai chữ “mộng mẹo” có nghĩa là làm mộng và lỗ mộng hay “mẹo mực” trong nghề mộc của mình, trong khi Tiếng Hán có thành ngữ duẫn đầu mão nhãn, có nghĩa là mộng và lỗ mộng. 

Ông bạn Fb của tôi viết một hồi ức rất hay nhân mùa Xuân Quý Mão 2023 để nhớ lại chuyện cũ 48 năm trước cũng bị mấy ông thần còm biểu nên sửa sai Quý Mão thành Quí Mẹo thì hay hơn !? Hehehe 

Vậy nhé! Mão và Mẹo ! Úm ba la hai ta đều đúng! 

Năm con Mèo thiệt đúng là lắm chiện 

mnc 








(Xin xem hình minh họa về Mẹo hay Mão )


No comments:

Post a Comment