Tưởng rằng con gấu Nga vĩ đại dễ chừng nuốt chửng con Sơn ca Common Nightingale Ukraine nhỏ bé, xinh đẹp chỉ trong vài nốt nhạc.
Thế nhưng đã hơn hai tuần qua cuộc chiến tàn khốc vô nhân đạo ấy mới chỉ là khúc dạo đầu của bản trường ca anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc Ukraine quật cường được cả thế giới tự do ngưỡng phục.
Ukraine nằm cạnh đế quốc Nga khác gì nước Việt Nam của tôi phải kề cận lão láng giềng Trung Cộng vĩ đại lúc nào cũng lăm le xâm lấn các lân bang nhỏ bé có chung đường biên giới, bằng mọi thủ đoạn bất lương vô nhân đạo.
Những ngày qua cuộc chiến tranh tàn bạo và phi lý do Putin phát động trên đất nước Ukraine tước đoạt đi biết bao nhiêu là mạng sống con người của cả hai bên. Bao nhiêu mạng sống quân lính, thường dân và trẻ con đã bị cắt ngắn đi một cách oan uổng. “Cái quý nhất của con người là mạng sống. Đời người ta chỉ sống có một lần... “. Câu này hơi quen quen… hình như tôi đã đọc ở đâu đó lâu rồi… nghĩ mãi vẫn không nhớ ra ?!
Cái đầu lão hoá đã không thể nhớ được như xưa thì tra Google.
Ah ! Tôi đã nhớ lại rồi. Câu nói ấy của anh Pavel đã ngôn trong tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy.
Đó là một quyển sách thổ tả của một anh nhà văn cộng sản bôn sê vích cuồng tín đã viết ra.
Và những năm trong tù “cải tạo” đói ăn và đói sách, tôi và các bạn tù đã được bọn quản giáo bắt đọc những “Ruồi Trâu”, những “Thép đã tôi thế đấy” … để nhồi sọ tù nhân và bắt bọn chúng tôi viết “bản thu hoạch” những thứ thổ tả, bậy bạ đó.
Cuộc chiến Ukraine đã làm tôi nhớ lại anh Pavel tội nghiệp trong cuốn tiểu thuyết nói trên.
Câu chuyện bắt đầu khi cậu Paven Korchagin 12 tuổi, sống tại thị trấn Shepetovka ở Ukraine, hoang đàng nghịch ngợm bị đuổi khỏi trường đạo và phải đi làm công việc rửa bát đĩa trong một nhà hàng. Khi sang tuổi 16 cậu Paven được làm việc trong một nhà máy điện, lẽ dĩ nhiên cũng ở Shepetovka, Ukraine, khi đó thuộc Liên Xô. Cậu công nhân trẻ í nhập bọn với bôn xê vích cộng sản.
Cậu Pavel có người bạn gái thân thiết Tonya, một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ tiểu tư sản mới lớn. Tình cảm của hai cô cậu có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel chia tay Tonya, đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp vô sản để cống hiến sức trẻ của mình phục vụ đến độ cuồng tín, cho “cách mạng” do Đảng Cộng sản Nga phát động, đến nỗi cậu Pavel bị thương nặng và mất một phần thị lực. Sau chiến tranh, Pavel đi làm thuê, bao gồm cả việc xây dựng đường sắt. Cuối cùng cậu ta bị thương thêm, và mất đi đôi chân và một bàn tay. Pavel đến bán đảo Crimea, Ukraina để sống những ngày tàn phế cuối đời của mình nhưng vẫn mê say lý tưởng Cộng Sản nên cố tập viết văn trong cảnh mù dở để kể lại đời chiến đấu của mình.
Cốt chuyện thổ tả (cục sắt “tôi” mãi cũng không thành thép) này đã là một đề tài tuyên tuyền dòng dã bao nhiêu năm, khi chủ nghĩa CS còn làm mưa làm gió cho đến khi chúng bị vứt vào sọt rác lịch sử.
Liên Xô tan rã và Đế quốc Nga thừa hưởng di sản thổ tả chủ nghĩa, nay lại mang quân xâm chiếm dội bom đạn giết hại bao nhiêu con người vô tội nơi quê hương Ukraine của cậu Pavel của Thép đã tôi thế ý.
Đế quốc Nga dù dưới hình thức nào: Sa Hoàng, Xô Viết hay Putin, vẫn luôn tìm cách đồng hóa Ukraina mà không thành công.
Tiếc thay Pavel không hiểu được điều này và thực ra có mấy ai hiểu, nên rút cuộc như Pavel cứ mê mải hùng hục cống hiến hết sức mình cho một đất nước chuyên làm hại quê hương xinh đẹp thơ mộng của mình!
Cố gắng cuối cùng của thời đại Nga-Putin gây chiến tranh hủy diệt lân quốc Ukraine có lẽ sẽ đánh dấu sự suy tàn vĩnh viễn của Đế quốc Nga.
Nhớ lại cốt chuyện cục sắt “tôi” mãi cũng không thành thép Pavel năm xưa, tôi lại kinh sợ lão láng giềng Trung Cộng vĩ đại ( từ Hán, Mông, Mãn Thanh phong kiến đến Cộng sản bành trướng Mao Tập…) lúc nào cũng lăm le xâm lấn cô gái Việt Nam nhỏ bé có chung đường biên giới phía Bắc đã bao nhiêu nghìn năm trước cho đến nay … bằng mọi thủ đoạn bất lương vô nhân đạo.
Tiếc thay cậu Pavel VN không hiểu được điều này và thực ra có mấy ai hiểu?- nên rút cuộc cũng theo gương Pavel “thép đã tôi” cứ mê mải ngu lâu, hùng hục cống hiến hết sức mình cho một đất nước chuyên làm hại quê hương xinh đẹp thơ mộng của mình!
mnc
Nhân ngày kỷ niệm “chiến dịch quân sự đặc biệt “ của Trung Quốc tiến hành xâm chiếm đảo Gạc Ma 14/3/ 1988
14/3/2022
No comments:
Post a Comment