Kính viếng Giáo sư Trần Văn Tấn
Hershey, 10/10/13
Các bạn thân mến,
Ngày xưa, có lần Ngọc nói chuyện với Ninh, (không còn nhớ nội-dung chuyện cũ) chỉ còn nhớ lúc đó Ninh có đọc mấy câu thơ:
"Em đừng khóc, đừng buồn, đừng hờn nữa,
Cứ cúi đầu cứ thế ra đi
Bao thương nhớ đớn đau rồi sẽ hết
Và dấu giày mai sẽ lá sương che..." (t/g ???)
Ngọc nhớ mình đã cải bướng rằng, nếu là với Ngọc thì câu thứ hai sẽ đổi lại là:
"Ngẩng cao đầu cứ thế ra đi..."
Ninh nhất định cho là Ngọc cứng đầu, lại chẳng lầu thông Kim Cổ gì cả, bởi vì tác-giả đã dùng ý từ một câu thơ Đường:
"Đê đầu tư cố-hương..."
Chuyện xưa xưa lắm rồi !!! nhưng mỗi lần chợt nhớ tới Ngọc lại thấy vui vui và tự cười mình "hồi đó thật tình văn-chương chữ Hán, và cổ văn mình dốt thật là dốt, học như vẹt những gì được dạy và cũng chẳng bao giờ truy-tầm nghiên-cứu. Với Ngọc thì đúng là Thánh-Nhân đãi kẻ khù khờ, chẳng biết câu "Vũ Học Vũ Ngu"(Càng học càng thấy mình dốt)và càng nhớ các bạn nhiều hơn..." Tuy vậy Ngọc vẫn còn yêu mình lắm ! ngầm tự-hào rằng sau bao nhiêu những thăng-trầm của vận nước, nghiệp nhà, với tấm lòng con Hồng cháu Lạc tới giờ phút này vẫn bằng lòng với nhân-cách được dạy dỗ, nuôi dưỡng trong cái nôi giáo-dục của Miền Nam Việt-Nam non trẻ ngày trước "Uy Vũ Bất Năng Khuất" trong biết bao nhiêu thăng-trầm, thử-thách của cuộc sống sau 1975.
Nhận được tin buồn chung của toàn thể Sinh-Viên Đại-Học Saigon, và của riêng Sinh-viên Đại-Học Sư-Phạm, Thầy của chúng ta Giáo-Sư Viện-Trưởng& Khoa-Trưởng Trần-Văn-Tấn đã quá vãng. NHỮNG NGƯỜI THẦY QUÍ YÊU của BAO NĂM TRƯỚC đã lần lượt lên đường vào cõi Vĩnh-Hằng!!!
Dẫu biết rằng "Sống, Chết nhẹ tợ như lông hồng" sao vẫn thấy lòng xao-xuyến, buồn sầu quá.
Chúng ta những Sinh-Viên Saigon, Miền Nam Tự-Do của nước Việt-Nam Cộng-Hòa ở hải-ngoại lòng bồi-hồi nhìn về đất nước, tưởng nhớ về những ngày tháng tươi đẹp trước 1975 ngậm-ngùi thương cảm:
VẬN NƯỚC TÌNH NHÀ, XA QUÊ-HƯƠNG NGHE TIN THẦY YÊU BUỒN DA DIẾT,
TƯỞNG TRƯỜNG THƯƠNG LỚP, KHẮP NĂM CHÂU NHÌN HÌNH BẠN QUÍ NHỚ KHÔN NGUÔI.
Hôm nay, ở tuổi ngoại sáu mươi này, mới cảm thấy thậm thâm nỗi buồn "Cúi Đầu Nhớ Nước Non."
Ngày Xưa, Cảnh cũ "Ôi! Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương ." Ngọc-Quỳnh, Lê-Ngọc cùng các bạn đồng-khóa Việt-Hán 1972-1975, thắp nén Hương Tâm ngậm- ngùi, thương tiếc Thầy Khoa-Trưởng Trần-Văn-Tấn của tất cả chúng ta, Sinh Viên Đại-Học Sư-Phạm SaiGon, thuộc Viện Đại-Học Saigon.
Kính Viếng NGƯỜI ra đi liễu ngộ rằng:
TA-BÀ TRẦN-THẾ, BÈO DẠT MÂY TRÔI, CHÂN XA BƯỚC VẪY CHÀO LƯU-LUYẾN DỨT,
Các bạn thân mến,
Ngày xưa, có lần Ngọc nói chuyện với Ninh, (không còn nhớ nội-dung chuyện cũ) chỉ còn nhớ lúc đó Ninh có đọc mấy câu thơ:
"Em đừng khóc, đừng buồn, đừng hờn nữa,
Cứ cúi đầu cứ thế ra đi
Bao thương nhớ đớn đau rồi sẽ hết
Và dấu giày mai sẽ lá sương che..." (t/g ???)
Ngọc nhớ mình đã cải bướng rằng, nếu là với Ngọc thì câu thứ hai sẽ đổi lại là:
"Ngẩng cao đầu cứ thế ra đi..."
Ninh nhất định cho là Ngọc cứng đầu, lại chẳng lầu thông Kim Cổ gì cả, bởi vì tác-giả đã dùng ý từ một câu thơ Đường:
"Đê đầu tư cố-hương..."
Chuyện xưa xưa lắm rồi !!! nhưng mỗi lần chợt nhớ tới Ngọc lại thấy vui vui và tự cười mình "hồi đó thật tình văn-chương chữ Hán, và cổ văn mình dốt thật là dốt, học như vẹt những gì được dạy và cũng chẳng bao giờ truy-tầm nghiên-cứu. Với Ngọc thì đúng là Thánh-Nhân đãi kẻ khù khờ, chẳng biết câu "Vũ Học Vũ Ngu"(Càng học càng thấy mình dốt)và càng nhớ các bạn nhiều hơn..." Tuy vậy Ngọc vẫn còn yêu mình lắm ! ngầm tự-hào rằng sau bao nhiêu những thăng-trầm của vận nước, nghiệp nhà, với tấm lòng con Hồng cháu Lạc tới giờ phút này vẫn bằng lòng với nhân-cách được dạy dỗ, nuôi dưỡng trong cái nôi giáo-dục của Miền Nam Việt-Nam non trẻ ngày trước "Uy Vũ Bất Năng Khuất" trong biết bao nhiêu thăng-trầm, thử-thách của cuộc sống sau 1975.
Nhận được tin buồn chung của toàn thể Sinh-Viên Đại-Học Saigon, và của riêng Sinh-viên Đại-Học Sư-Phạm, Thầy của chúng ta Giáo-Sư Viện-Trưởng& Khoa-Trưởng Trần-Văn-Tấn đã quá vãng. NHỮNG NGƯỜI THẦY QUÍ YÊU của BAO NĂM TRƯỚC đã lần lượt lên đường vào cõi Vĩnh-Hằng!!!
Dẫu biết rằng "Sống, Chết nhẹ tợ như lông hồng" sao vẫn thấy lòng xao-xuyến, buồn sầu quá.
Chúng ta những Sinh-Viên Saigon, Miền Nam Tự-Do của nước Việt-Nam Cộng-Hòa ở hải-ngoại lòng bồi-hồi nhìn về đất nước, tưởng nhớ về những ngày tháng tươi đẹp trước 1975 ngậm-ngùi thương cảm:
VẬN NƯỚC TÌNH NHÀ, XA QUÊ-HƯƠNG NGHE TIN THẦY YÊU BUỒN DA DIẾT,
TƯỞNG TRƯỜNG THƯƠNG LỚP, KHẮP NĂM CHÂU NHÌN HÌNH BẠN QUÍ NHỚ KHÔN NGUÔI.
Hôm nay, ở tuổi ngoại sáu mươi này, mới cảm thấy thậm thâm nỗi buồn "Cúi Đầu Nhớ Nước Non."
Ngày Xưa, Cảnh cũ "Ôi! Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương ." Ngọc-Quỳnh, Lê-Ngọc cùng các bạn đồng-khóa Việt-Hán 1972-1975, thắp nén Hương Tâm ngậm- ngùi, thương tiếc Thầy Khoa-Trưởng Trần-Văn-Tấn của tất cả chúng ta, Sinh Viên Đại-Học Sư-Phạm SaiGon, thuộc Viện Đại-Học Saigon.
Kính Viếng NGƯỜI ra đi liễu ngộ rằng:
TA-BÀ TRẦN-THẾ, BÈO DẠT MÂY TRÔI, CHÂN XA BƯỚC VẪY CHÀO LƯU-LUYẾN DỨT,
Kính Chúc NGƯỜI được thanh-nhàn vui thỏa:
HẠC-NỘI SEN-VÀNG, TRỜI TIÊN CẢNH PHẬT, TAY GẦN VIN TIẾP ĐÓN PHÚC-LẠC MỜI.
HẠC-NỘI SEN-VÀNG, TRỜI TIÊN CẢNH PHẬT, TAY GẦN VIN TIẾP ĐÓN PHÚC-LẠC MỜI.
Thành Kính chia buồn cùng Hiền Thê của Thầy, Cô Trần Văn Tấn nhủ danh Trịnh Thị Huệ và Gia Quyến.
Kính Viếng ,
Kính Viếng ,
Đặng-Thị-Lê-Ngọc
Sinh-Viên Việt-Hán 1972-1975.
Sinh-Viên Việt-Hán 1972-1975.
__________________________
Lê Ngọc và các Bạn thân
Chúng ta biết tin GS Trần Văn Tấn mệnh chung ngày 1 tháng 10 - 2013 trên trang http://www.daihocsuphamsaigon.org/index.php/cuusinhvien/tintuc-sinhhoat/1682-thaytanradi
Tôi có thử tìm trên internet về hình
ảnh Tang lễ của Thầy nhưng không hề thấy một tin nào từ các nguồn thông
tin (lề phải cũng như lề trái trong nước) nhắc nhở đến .Thật đáng tiếc
và vô tình ?!
Thầy mất ngày 1-10 và hỏa táng ngày
3-10. Tang lễ đơn giản cũng như bản Cáo Phó tuy thầy đã được phong danh
hiệu "Nhà Giáo Nhân Dân" (?) và Thầy cũng có tên trang trọng trên trang
Chúng ta chỉ biết rất sơ lược về Thầy như sau:
"Giáo sư Trần Văn Tấn
Sinh ngày 24/6/1930 tại An Hóa, Bến Tre
Học trung học tại : Collège Collège Le Myre de Vilers (tức Collège de Mỹ Tho và Nguyễn Đình Chiểu sau này).
Năm 1949 đi du học tại Pháp
Học trung học tại : Collège Collège Le Myre de Vilers (tức Collège de Mỹ Tho và Nguyễn Đình Chiểu sau này).
Năm 1949 đi du học tại Pháp
Đậu Cử nhân giáo khoa tại Faculté des Sciences, Toulouse Tiến sĩ Toán Vật Lý Lý thuyết, Toulouse 1959
Về Việt Nam và phụ trách Khoa trưởng Đại Học Sư Phạm Saigon 1963 đến 1975.
Năm 1975 Ông ở lại với đất cho đến ngày hôm nay. GS Trần Văn Tấn
đã là Đại Biểu Quốc Hội và được Nhà Nước phong danh hiệu Nhà Giáo Nhân
Dân.
Ông hiện ở 57 Phạm Ngọc Thạch, Lầu 2 Phòng 26".
Tôi cũng tìm thấy trên youtube hình ảnh Tang Lễ của Thầy Tấn cũng vô cùng đơn giản . Mời xem ở đây
Sau ngày hỏa táng 1 ngày cả hệ thống thông tin trong nước um sùm về cái chết của VN Giáp chết ngày 4-10-2013 !!!
Tôi chỉ đưa ra những dữ liệu để các Bạn xem.
Sách Tàu có câu " cái quan định luận".
Là môn sinh chúng ta nhớ ơn Thầy là lẽ đạo làm người . Chúng ta đã
may mắn được thọ giáo các bậc vạn thế sư biểu mà Thầy là một trong vài
GS mà chúng ta kính mến.
Thêm một nén nhang tưởng nhớ đến Thầy . Vĩnh biệt Thầy
Thân
CN
*TB Xin các Bạn đọc thêm bài này:
cuộc phỏng vấn ông ( Lê Hữu) Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông
tìm đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ÐH Sư
Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những
người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu
: đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là
những lời giả dối, xảo trá.
Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ
đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt
lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh "hàng thần lơ láo" của Nguyễn Du, tuy bị
bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả
vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng "nói zậy nhưng không phải zậy". Các
GS miền Nam đứng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi
đâu, hoang mang, chán nản. Ðiều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô "anh
chị" kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thầy, là Gs, là ông, bà.
Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói
"trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây
giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu?"
Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam "lên lớp" các
thầy miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam
nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng
hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một
tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí
Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh
với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả
kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là
Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs
Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng).
* Ngoài ra, tôi cũng ghi chú thêm về
mấy câu thơ mà Lê Ngọc đã trích dẫn đầu thư . Đó là 4 câu cuối trong bài
"Khi em về" của Nguyễn Đình Toàn
"Em đừng khóc, đừng buồn, đừng nhìn nữa
"Em đừng khóc, đừng buồn, đừng nhìn nữa
Cứ cúi đầu, cứ thế, rồi ra đi
Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết
Và dấu giầy mai sẽ lá sương che..."
Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết
Và dấu giầy mai sẽ lá sương che..."
Nguyễn Đình Toàn như chúng ta đã biết
qua chương trình Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn của Miền Nam trước đây mà
một trong những lời ông đã viết trong Tình Khúc Thứ Nhất của VT An "Tình vui theo gió mây trôi , ý sầu mưa xuống đời , lệ rơi lấp mấy tuổi tôi, mấy tuổi xa người ....."
Bài Sài Gòn Niềm Nhớ ... cũng do ông sáng tác và gửi ra ngoài
Sau này , Ông cũng viết nhạc với đầy chất thơ
Đọc nguyên bài thơ Khi em về của
Nguyễn Đình Toàn ta mới hiểu vì sao Em (trong thơ) Cứ cúi đầu, cứ thế,
rồi ra đi mà không "ngẩng đầu" như Lê Ngọc muốn và cũng chẳng "Đê đầu tư
cố hương" như Ninh lý giải bởi văn chương tự cổ vô bằng cớ. Cảm hay
không cảm thế thôi...
Cao Ngọc Cường
(ĐHSPSG, ban Việt Hán, 72-75)
_______________________________
No comments:
Post a Comment